Quần áo bảo hộ lao động vốn là một trong những thiết bị bảo hộ lao động cơ bản và được sử dụng hàng ngày. Do trong quá trình làm việc mà quần áo bảo hộ thường xuyên phải tiếp xúc với những bụi bẩn, nên việc vệ sinh thường xuyên là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên cũng giống như những thiết bị bảo hộ khác như găng tay bảo hộ lao động hay giày bảo hộ lao động thì quần áo cũng cần có những mẹo riêng để đảm bảo có thể vệ sinh sạch đồng thời vẫn đảm bảo được độ bền khi sử dụng. Dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn một vài mẹo để quý khách có thể giặt quần áo bảo hộ đúng cách để vừa sạch mà lại tăng thêm thời gian sử dụng nhé!
Vệ sinh nón bảo hộ
Vệ sinh nón bảo hộ hằng ngày chính là các bảo quan và sử dụng nón được lâu bền hơn, dưới đây là 3 bước đơn giản giúp bạn có thể vệ sinh chiếc nón của bạn mỗi ngày:
- Thứ nhất: Chúng ta nên dùng vải mềm thường xuyên lau chùi mũ, lau mỗi ngày sau khi kết thúc công việc thì càng tốt. Do cấu tạo vỏ mũ bằng nhưạ cứng vì vậy không nên dùng các lại vải cứng, giấy giáp hay vật cứng để lau sẽ làm mũ bị xước, mất thẩm mĩ nhãn quan.
- Thứ hai: Với kết cấu đai mũ thông thường từ 4 đến 6 đai, đai mũ giúp cố định mũ tác dụng khi làm việc trên cao, hoặc thời tiết gió to, khi mà không cần thiết trong quá trình lao động thì cũng có thể tháo ra dễ dàng.
- Thứ ba: Với quai mũ thông thường được thiết kế và làm từ lọai vải mềm, thỏa mái cho người sử dụng khi đội mũ bảo hộ lao động. Đây cũng là điểm mấu chốt và hội tụ nhiều vấn đề bụi bẩn nhất, do quá trình lao động, làm việc mồ hôi ra và sẽ thấm tích tụ lại quai mũ nên bạn hãy chịu khó thường xuyên giặt vò bằng tay hay dùng bàn chải chà sạch rồi mang phơi nhé.
Vệ sinh quần áo bảo hộ
Do tiếp xúc trực tiếp với khó bụi của công trình nên cổ áo sẽ là nơi mà bụi bẩn bám vào khá nhiều cùng với mồ hôi sẽ khiến cho cổ áo rất khó để giặt sạch. Để có thể tẩy sạch lớp bụi bẩn bám trên cổ áo thì bạn nên sử dụng một chút muối rắc lên và vò nhẹ, sau đó sử dụng xà phòng để giặt lại thì mới bay sạch các lớp bẩn. Nếu dùng muối chưa tẩy sạch được thì bạn nên lấy dung dịch Amoniac pha với nước theo tỉ lệ 1:4.
Với quần áo bảo hộ màu nhạt khi cổ tay bị ố bẩn thì bạn hãy ngâm quần áo bảo hộ vào nước khoảng 15 phút sau đó dùng kem đánh răng xoa 1 chút lên vết bẩn vò nhẹ. Sau đó giặt bằng xà phòng bình thường.
Nên dùng bàn chải mềm để giặt quần áo bảo hộ vì vừa dễ sạch mà lại giúp cho quần áo bền hơn nhưng không nên chà quá mạnh.
Vệ sinh giày bảo hộ
Giày bảo hộ công trường
Đầu tiên sau khi sử dụng giày bảo hộ ở những nơi ẩm ướt hay trời mưa thì đầu tiên dùng vải mềm lau qua các vật bẩn bám trên giày. Tiếp theo là dùng giấy báo vo tròn nhét kín phía trong của giày bảo hộ để giày nhanh chóng khô, và không bị mất dáng. Lời khuyên là bạn nên để giày khô tự nhiên sẽ tốt hơn, tránh tình trạng nóng lòng muốn đôi giày khô nhanh mà bạn mang ra phơi ngoài nắng hay sử dụng máy sấy.
Giày vải bảo hộ
Khác với giày da bảo hộ phải vệ sinh kĩ lưỡng hơn, thì việc vệ sinh giày vải bảo hộ khá là đơn giản. Bởi giày vải thường làm từ chất liệu vải bạt chính vì thế bạn chỉ cần giặt giày bảo hộ này giống như những mẫu giày thông thường. Sử dụng các loại xà phòng đánh bay các vết bẩn dính trên bền mặt giày, cũng như bụi bẩn để đảm bảo đôi giày luôn được sạch sẽ, không gây các bệnh về chân.